Giáo dục Việt Nam

Mục lục

Monday, October 8, 2018

Sắn làm nguyên liệu, nhiên liệu sinh học

Sắn làm nguyên liệu, nhiên liệu sinh học 

Sắn làm nhiên liệu sinh học

Chế biến cồn sinh học có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu sắn lát và cây sắn lợi thế cạnh tranh rất cao để làm biofuels:  Hiệu suất thu hồi cồn cao, giá rất cạnh tranh so với các cây khác (6,0kg sắn củ tươi thành 2,5kg sắn lát thành 2,2kg bột sắn nghiền chế biến được 1lít cồn 99,5% ethanol ). Nước ta hiện cũng đã có tám nhà máy chế biến cồn đang xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai, Quảng Nam, Đắc Lắc, sử dụng sắn lát làm nguyên liệu, chưa kể nguyên liệu sắn củ tươi cần cho chế biến tinh bột và cho chế biến thức ăn gia súc. Nhu cầu thị trường rất lớn và giá cạnh tranh là cơ hội để phát triển sản xuất sắn (Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim, Keith Fahrney, Rod Lefroy, Hernan Ceballos, 2009).

Sắn làm nguyên liệu cho công nghiệp

Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, tinh bột sắn có  những ứng dụng hết sức rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, dược liệu, công nghiệp lên men. Củ,  thân và lá sắn đều có nhiều công dụng thiết thực, củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền, từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như  bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm… là những hướng chính trong chế biến sắn công nghiệp. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm..., bột sắn thô phối trộn với cám ngô, cám gạo, bánh dầu, bột cá, … để làm thức ăn tổng hợp.

No comments:

Post a Comment